Ngoài phương pháp phẫu thuật, thì duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể hỗ trợ được tư vấn bệnh suy tim.
1. Suy tim nên ăn gì?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên bệnh nhân suy tim nên duy trì một chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật, như:
- Hoa quả và rau
- Đậu và các loại đậu khác
- Các loại hạt, ngũ cốc
Người bệnh cũng có thể bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu từ các loài động vật nạc như:
- Hải sản
- Sản phẩm sữa ít béo
- Thịt nạc
Mặt khác, AHA cũng khuyên bệnh nhân suy tim nên hạn chế ăn thịt đỏ, đồ ngọt và các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, muối hoặc đường tinh luyện.
Việc cắt giảm muối trong quá trình được tư vấn suy tim rất quan trọng. Ăn muối sẽ khiến cơ thể tích nước. Theo thời gian, chất lỏng tích tụ trong cơ thể làm tăng huyết áp và gây áp lực cho tim. Muối làm các triệu chứng suy tim trở nên nghiêm trọng hơn, về lâu dài còn gây tổn thương thận.
Để giúp kiểm soát tình trạng suy tim, người tư vấn khuyến khích người bệnh tuân theo chế độ ăn ít muối, giới hạn ở mức <2.000 mg mỗi ngày cho bệnh nhân suy tim. Khối lượng muối này có thể thay đổi dựa trên tình trạng người bệnh và loại suy tim.
Muối tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như: hải sản, thịt gia cầm, thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa và thực vật. Nhưng nguồn muối lớn nhất là được thêm vào món ăn trong quá trình chế biến và thực phẩm chế biến sẵn.
Để giảm lượng muối trong chế độ ăn uống, bệnh nhân suy tim cần:
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn như: thịt ướp muối, mì ống, bánh quy giòn và các đồ ăn vặt,…
- Cắt giảm lượng muối trong các món ăn khi chế biến. Thay vào đó, hãy nêm nếm thực phẩm bằng các loại thảo mộc hoặc các thành phần ít muối khác.
Hạn chế tiêu thụ rượu là cách giúp bảo vệ tim và mạch máu. Lạm dụng rượu có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác.
Trong một số trường hợp, người tư vấn có thể khuyến khích bạn giảm cân để giúp giảm áp lực cho tim. Để giảm cân, phần lớn mọi người cần ăn ít calo hơn.
2. Thực phẩm tốt cho người bệnh tim
Dưới đây là các thực phẩm tốt cho bệnh nhân suy tim:
2.1. Cá hồi
Cá hồi là một trong những thực phẩm hàng đầu, vì nó giàu axit béo omega-3. Các loại Omega-3 có tác dụng chống đông máu, giữ cho máu được lưu thông. Đồng thời, cá hồi cũng giúp giảm triglyceride (một loại chất béo có thể dẫn đến bệnh tim).
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên ăn cá 2 lần/tuần. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn cá ngừ, cá mòi, cá thu,.. thay thế.
2.2. Quả óc chó
Quả óc chó có rất nhiều chất béo tốt. Khi sử dụng các chất béo không bão hòa đơn trong quả óc chó thay cho chất béo bão hòa như bơ, đồng nghĩa bạn đã cắt giảm cholesterol xấu và làm tăng lượng cholesterol tốt.
Quả óc chó cũng là một nguồn chất béo omega-3 tốt. Các loại hạt khác cũng có công dụng tương tự là: hạnh nhân, hạt điều, hạt lanh và hạt chia.
2.3. Quả mâm xôi
Các quả mọng nói chung và quả mâm xôi nói riêng chứa chất polyphenol – chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại trong cơ thể bạn. Các loại quả này cũng cung cấp chất xơ và vitamin C, làm giảm nguy cơ đột quỵ.
2.4. Sữa hoặc sữa chua không béo, ít béo
Các sản phẩm từ sữa có hàm lượng kali cao, có tác dụng hạ huyết áp. Để tốt cho sức khỏe, bạn nên chọn sữa ít béo hoặc không đường. Ngoài ra người bệnh có thể bổ sung các loại trái cây và rau cũng chứa nguồn kali dồi dào như: chuối, cam và khoai tây.
2.5. Đậu xanh
Đậu xanh và các loại đậu khác một nguồn chất xơ hòa tan tuyệt vời. Đây là loại chất xơ có thể làm giảm cholesterol xấu. Các lựa chọn khác như cà tím, đậu bắp, táo và lê cũng là những lựa chọn tốt để cung cấp chất xơ hòa tan.
2.6. Cháo bột yến mạch
Yến mạch có một loại chất xơ (được gọi là beta-glucan) làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
2.7. Dầu ô liu
Dầu ô liu là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn cần hạn chế chất béo bão hòa (có trong thịt, sữa nguyên chất và bơ). Chất béo từ các sản phẩm động vật và chất béo chuyển hóa (dầu hydro hóa một phần) tăng lượng cholesterol xấu và có thể làm cho chất béo tích tụ bên trong các động mạch của bạn.
2.8. Sô cô la đen
Sô cô la rất giàu flavanol, giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa cục máu đông. Sô cô la cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.
2.9. Nho đỏ
Nhỏ đỏ có chứa resveratrol, giúp giữ cho tiểu cầu trong máu không dính vào nhau. Đó có thể lý giải tại sao rượu vang đỏ có thể đem lại lợi ích sức khỏe tim mạch so với các loại rượu khác. Tuy nhiên, rượu vang đỏ cũng chỉ nên uống trong giới hạn nhất định (1 ly cho phụ nữ, 2 ly cho nam giới).
Nguồn tham khảo: healthline.com; webmd.com
- Những thực phẩm giàu vitamin D
- Chất xơ thường có nhiều trong loại thực phẩm nào?
- Chất chống oxy hóa astaxanthin là gì và có ở đâu?
Thông tin Droppii Mall