Bán hàng Dropshipping online hiện nay đã và đang trở thành hình thức kinh doanh đơn giản, dễ dàng và linh hoạt nhất được rất nhiều người tham gia. Tuy nhiên không phải ai bán hàng dropshipping online cũng thành công. Dưới đây là 9 lưu ý của TS. Thái Lâm Toàn – Viện trưởng Viện Đào Tạo Bách Khoa dành cho những người bắt đầu bắt đầu kinh doanh theo mô hình dropshipping online:
1. Xác định mục tiêu kinh doanh và toàn tâm toàn ý với mục tiêu đó
Trước khi thực hiện bất cứ việc gì đều phải xác định rõ mục tiêu. Làm dropshipping cũng vậy, phải biết được mình làm để làm gì, điều gì là mục tiêu lớn nhất của mình, từ đó mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động chi tiết nhằm hoàn thành mục tiêu đó. Tuy nhiên, mục tiêu trước hết phải đòi hỏi tính khả thi, như vậy mới có thể định hướng rõ ràng các công việc cần làm và xác định một chiến lược dài hạn.
Những chiến binh mới gia nhập thị trường chắc chắn sẽ không thể thu được nguồn lợi nhuận khủng ngay lập tức và điều đó càng khó để xảy ra nếu như chỉ dành chút thời gian để phục vụ gian hàng của mình, coi công việc này như việc làm bán thời gian.
Khi mới bắt đầu, doanh thu chưa có, tỷ lệ chuyển đổi chưa cao sẽ rất dễ khiến nhiều người cảm thấy nhàm chán, nếu không thể vượt qua giai đoạn này có thể sẽ bỏ cuộc. Vì vậy, đây cũng được coi là giai đoạn quyết định và cần phải thực sự đầu tư thể lực, trí lực cũng như tâm lực vào công việc đó.
Đầu tư thời gian: Trước tiên, phải nghiên cứu thị trường, khám phá nhu cầu khách hàng và lựa chọn mặt hàng phù hợp, từ đó, đi tìm nhà cung cấp sản phẩm. Quá trình này mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi một thái độ làm việc nghiêm túc.
Thời gian đầu kinh doanh, việc thiết kế gian hàng và chạy quảng cáo là điều rất quan trọng và cũng tốn không ít thời gian. Việc quảng bá sản phẩm tới khách hàng không chỉ thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần duy trì trong suốt quá trình hoạt động, đặc biệt phải đẩy mạnh ở thời điểm đầu để sản phẩm tiếp cận được tới nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
Nếu có thể hãy dành toàn thời gian và nghiêm túc đầu tư cho công việc này. Khi tham gia vào thị trường điều nhận được không chỉ đơn giản là lợi nhuận trên từng đơn hàng mà còn khá nhiều điều tuyệt vời khác như:
Hiểu rõ hơn về cách mà doanh nghiệp đang vận hành, họ quản lý gian hàng như thế nào, từ đócơ hội học hỏi và biết cách quản lý khi mở rộng quy mô. Biết thị trường đang tiêu thụ những mặt hàng chủ lực gì, nhu cầu khách hàng thay đổi như thế nào theo thời gian từ đó đưa ra được những quyết định kinh doanh. Đồng thời, giúp phát triển kỹ năng của người quản lý.
Tuy nhiên, nếu không có điều kiện để dành quá nhiều thời gian như vậy, thì có thể làm sau khi đã kết thúc công việc ở cơ quan. Và dĩ nhiên sẽ phải mất thời gian rất dài cho đến khi hoạt động của shop đi vào ổn định.
Đầu tư vốn: Mặc dù làm dropshipping không cần phải bỏ vốn nhập hàng nhưng đó là vấn đề về hàng hóa. Những vấn đề khác như chạy quảng cáo, các hình thức tiếp thị sẽ cần đến một khoản vốn, hay đơn giản là muốn nhanh chóng và chuyên nghiệp sẽ cần đến sự hỗ trợ của các lập trình viên.Bên cạnh đó, nếu muốn kinh doanh trên một số sàn thương mại điện tử, cũng mất một số chi phí để mở và duy trì tài khoản bán hàng.
2. Chọn thị trường ngách
Lời khuyên dành cho những ai đang muốn bắt đầu mà chưa biết phải bắt đầu với mặt hàng nào là hãy tập trung vào những sản phẩm thiết yếu, có xu hướng tiêu dùng cao như thời trang, đồ ăn, đồ điện tử, mỹ phẩm… Những sản phẩm này dù có tính cạnh tranh cao nhưng thị trường tiêu thụ rộng lớn, cũng không đòi hỏi quá nhiều về kiến thức chuyên môn. Vì vậy, khi gia nhập chỉ cần mở gian hàng thể hiện được sự chuyên nghiệp và đầu tư cho quảng cáo để tiếp xúc với tập khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng những công cụ sau để việc tìm kiếm thị trường ngách thêm hiệu quả:
Google trend (google xu hướng): Đây là một công cụ tìm kiếm trực tuyến cho phép người dùng xem tần suất các từ khóa, chủ đề và cụm từ cụ thể đã được truy vấn trong một khoảng thời gian cụ thể. Google Trend hoạt động bằng cách phân tích một phần tìm kiếm của Google để tính toán số lượng tìm kiếm đã được thực hiện cho các cụm từ đã nhập, liên quan đến tổng số tìm kiếm được thực hiện trên Google trong cùng khoảng thời gian.
Keyword everywhere (từ khoá khắp mọi nơi): Công cụ này cho biết về số lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa muốn tìm kiếm. Bên cạnh đó, nó còn đánh giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm. Có thể sử dụng thông tin này để đánh giá độ phổ biến của mặt hàng và quyết định ý tưởng cho mô hình Dropshipping.
Sàn thương mại điện tử: Có thể truy cập vào các sàn thương mại điện tử để tìm hiểu những mặt hàng có khối lượng đặt hàng lớn, từ đó đánh giá thị trường của chúng.
3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đến bước này chắc chắn người bán hàng online đã có quyết định về sản phẩm trên gian hàng của mình, việc quan trọng tiếp theo đó là nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh. Có thể thực hiện việc này qua các cách sau:
Tìm kiếm trên Google: Đây là cách rất đơn giản và cho hiệu quả cao. Có thể tìm được những đối thủ cạnh tranh hàng đầu và biết được họ đang có cách quảng cáo sản phẩm ra sao. Nên lọc khoảng mười từ khóa đầu tiên trong danh sách hàng ngàn kết quả mà Google đưa ra và chọn năm nhà buôn để tiếp tục tìm hiểu về họ.
Tìm kiếm trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram…: Nghiên cứu những nhà kinh doanh qua các trang mạng xã hội này sẽ cho biết về mức độ tương tác của công chúng với họ như thế nào và họ đang quảng cáo cũng như giao tiếp với công chúng ra sao.
Nghiên cứu Website: Bằng cách này sẽ có được thông tin về doanh nghiệp và các chiến lược tiếp thị cũng như những chương trình khuyến mãi đã, đang, và sắp thực hiện của họ.
Nghiên cứu đối thủ là bước vô cùng quan trọng trong kinh doanh, một phần quyết định đến tính sống cho mô hình kinh doanh của bạn. Việc này giúp nhận ra những người đi trước đã thành công và thất bại ở đâu và rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình. Hãy quan tâm đến xếp hạng, doanh số, phản hồi của khách hàng, mức độ tương tác của họ đối với khách hàng và khách hàng đang nói gì về họ. Từ những dữ liệu này, sẽ có thể phân tích những khía cạnh mà đối thủ chưa đáp ứng được và biến nó thành cơ hội kinh doanh cho mình.
4. Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
Việc cần làm tiếp theo là phải tìm được nhà cung cấp được chất lượng sản phẩm tốt và có môi trường làm việc chuyên nghiệp để giải đáp mọi thắc mắc của bạn bất cứ lúc nào. Việc chọn sai nhà cung cấp sẽ khiến “dự án” có nguy cơ “chết yểu”, vì vậy hãy thật cẩn trọng ở bước này.
Có thể tìm kiếm nhà cung cấp trên Google, những kết quả đầu tiên sẽ là những lựa chọn cần cân nhắc. Bên cạnh đó cũng có thể tìm được nguồn hàng lý tưởng trên các sàn thương mại điện tử. Ở đây có đa dạng tất cả các mặt hàng từ phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, hay các mặt hàng văn phòng phẩm… bạn có thể tìm được hàng ngàn nhà cung cấp và cũng có thể bắt đầu Dropshipping tại đây.
Có được đánh giá tổng quan về công việc kinh doanh của nhà cung cấp thông qua các con số về lượt theo dõi, lượt yêu thích shop và yêu thích sản phẩm, số lượng sản phẩm đã bán, lượt đánh giá sản phẩm và chất lượng sản phẩm thông qua phản hồi của khách hàng. Ngoài ra, còn có thể nắm được thông tin về sản phẩm ở mục “chi tiết sản phẩm” và tự đưa ra đánh giá chủ quan.
5. Xây dựng kênh bán hàng điện tử
Bây giờ, người bán hàng cần tìm được một nền tảng để bắt đầu, có thể là các trang mạng xã hội, các nền tảng như AdFlex, PingGo,… nhưng lời khuyên ở đây là hãy nên khởi đầu ở các sàn thương mại điện tử nổi tiếng bởi ở đó có phong cách làm việc chuyên nghiệp, có chính sách giải quyết những vấn đề phát sinh nhanh chóng, rõ ràng. Thêm vào đó còn có thể dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của shop với các lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, số lượng tổng đơn hàng đã bán. Đặc biệt còn so sánh các số liệu của hôm qua với hôm nay, tháng trước với tháng này giúp nhận ra được điểm mạnh cần phát huy cũng như điểm yếu cần khắc phục.
6. Xác định hình thức tổ chức kinh doanh
Nếu thực sự nghiêm túc với công việc của mình và có khát khao mở rộng quy mô thì nên thành lập một tổ chức kinh doanh hợp pháp. Các hình thức có thể lựa chọn như:
Doanh nghiệp tư nhân: Đây là cấu trúc doanh nghiệp đơn giản nhất do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Bên cạnh ưu điểm có thủ tục đơn giản, dễ dàng, dễ kiểm soát hình thức này cũng có những hạn chế nhất định về huy động vốn không được phát hành trái phiếu, cổ phiếu và tài sản cá nhân cũng có nguy cơ gặp nguy hiểm khi gặp vấn đề về pháp lý.
Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến ở nước ta hiện nay. Các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đây là điểm khác biệt so với công ty tư nhân và cũng là một ưu điểm lớn của công ty TNHH.
Công ty C còn được biết đến với tên là C Corporation hay C-Corp. Điểm nổi bật ở đây là Công ty C giới hạn trách nhiệm cá nhân của giám đốc, cổ đông, nhân viên và cán bộ. Theo cách này, nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp không thể trở thành nghĩa vụ nợ cá nhân của bất kỳ cá nhân nào liên quan đến công ty. Công ty C tiếp tục tồn tại khi chủ sở hữu thay đổi và các thành viên quản lý được thay thế.
Vậy nên chọn hình thức hoạt động như thế nào cho doanh nghiệp của mình? Hầu hết những người kinh doanh nhỏ lẻ sẽ lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân nhưng sự quyết định đúng đắn và phù hợp nhất được đề xuất cho hoạt động kinh doanh Dropshipping là sử dụng hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mô hình hoạt động này mang lại sự bảo vệ tốt nhất về trách nhiệm pháp lý, quyền tự chủ về tài chính cá nhân và chi phí.
7. Xác định nguồn tài chính
Một sai lầm lớn của những người mới bắt đầu kinh doanh là kết hợp cả tài chính cá nhân và của doanh nghiệp. Điều này dễ dàng gây ra nhầm lẫn khi hạch toán và kê khai tài sản hay nộp thuế. Do đó hãy tách biệt công việc kinh doanh và tài chính cá nhân bằng cách:
Mở tài khoản séc kinh doanh hoặc thẻ tín dụng cho riêng doanh nghiệp của mình. Nên sử dụng tấm thẻ này để giao dịch tất cả các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp như doanh thu được chuyển vào và các chi phí phải chi trả. Như vậy, công việc kinh doanh sẽ rạch ròi với công việc cá nhân, dễ dàng kiểm kê.
Giấy phép kinh doanh: Khi kinh doanh hầu hết cơ quan chức năng đều bắt buộc bạn phải có giấy phép hoạt động và yêu cầu được gia hạn thường xuyên. Tuy nhiên những yêu cầu này có thể khác với người hoạt động Dropshipping tư nhân tại nhà và người thành lập một tổ chức, công ty. Vì vậy, hãy tham khảo kỹ điều luật và đến cơ quan có thẩm quyền để trao đổi làm việc.
8. Marketing cho cửa hàng dropshipping
Khi gia nhập thị trường chắc chắn phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, hơn nữa còn là một chiến binh mới việc bị “vùi dập” là không thể tránh khỏi. Để hạn chế những vấp ngã ấy thì phải xây dựng được chiến lược marketing vững chắc trên thị trường để sản phẩm tiếp cận đến khách hàng tiềm năng nhanh nhất có thể.
Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, việc quảng cáo sản phẩm không còn là quá khó khăn. Có thể tham khảo các hình thức dưới đây:
Sử dụng Facebook ads, Google ads: Quảng cáo trên nền tảng truyền thông mạng xã hội sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng đến đối tượng khách hàng có khả năng mua hàng nhiều nhất, đây là cách hiệu quả đẩy mạnh cho công việc kinh doanh cũng là một trong những hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, sẽ phải trả phí cho việc này vì vậy hãy tính toán kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của mình.
Sử dụng những người có tầm ảnh hưởng: Có thể sử dụng hình ảnh của những người có sức ảnh hưởng tới công chúng để quảng cáo sản phẩm, tuy nhiên việc này sẽ tiêu tốn một khoản đáng kể trong ngân sách. Bên cạnh đó có thể tiếp thị bằng cách dùng những đánh giá, feedback của khách hàng để chứng minh cho chất lượng sản phẩm của mình hoặc đơn giản nhờ họ cảm nhận và “truyền miệng” đến những vị khách hàng tương lai.
Xây dựng nội dung: Bắt đầu xây dựng những blog hay website để bàn luận, viết về những chủ đề có chút hơi hướng liên quan đến sản phẩm. Có thể là những bài viết chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, bài viết mang tính giải trí, giáo dục hoặc cũng có thể xây dựng một kênh Youtube có chủ đề tương tự.
Tham gia các cộng đồng: Tham gia vào các hội nhóm có mục đích quan tâm liên quan tới sản phẩm sẽ tiếp cận khách hàng một cách từ từ và dần dần thấu hiểu được nguyện vọng, cảm nhận của họ.
Tiếp thị qua thiết bị di động: Đây là hình thức tiếp thị rất phổ biến hiện nay. Việc trao đổi với khách hàng trực tiếp qua điện thoại sẽ giúp dễ dàng tạo thiện cảm với những “thượng đế”.
Bằng nhiều cách marketing khác nhau sẽ đánh giá được cách nào là hiệu quả nhất và tại sao từ đó đưa ra được các phương pháp hợp lý để kinh doanh.
9. Phân tích và cải thiện dịch vụ
Cần theo dõi tất cả những dữ liệu và số liệu thu thập được như: Lượt truy cập, lượt xem hàng, tỷ lệ chuyển đổi… để biết khách hàng biết đến từ đâu, họ có nhu cầu như thế nào. Điều này giúp dễ dàng tối ưu hơn nữa, trong quá trình phát triển sẽ biết những gì hiệu quả nên phát huy và điều gì là vô tác dụng. Cũng có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics và Search Console để đo lưu lượng truy cập tìm kiếm và cải thiện nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của mình.
Droppii shops - Siêu thị hàng Online chính hãng, giá tốt, với nhiều ưu đãi và có hỗ trợ trả góp. Tuyển Đại Lý Toàn Quốc. Xem hướng dẫn đăng ký đối tác Droppii tại đây.