Mục đích và ý nghĩa của việc nối đất Trên thực tế việc nối đất an toàn cho toàn bộ ngôi nhà và lưới điện ở Việt Nam chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.Nên khi có thiên tai sảy ra nư sét đánh, hay chập điện thì thiệt hại sảy ra là rất lớn Nếu ngôi nhà hoặc các thiết bị được nối đất an toàn đầy đủ thì các thiết bị sử dụng điện sẽ được đảm bảo an toàn kĩ thuật nhất. Nối đất để an toàn thiết bị điện Nối đất hay còn gọi là tiếp địa, hoặc tiếp đất. Đây là một phương pháp giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử. Ở các nước châu Âu, châu Mỹ, hệ thống lưới điện có đầy đủ cả dây tiếp địa do đó nên chuôi cắm nguồn của các thiết bị luôn có 3 chân, là L-N-E, trong đó chân “E”-Earth là chân tiếp địa.
Còn ở Việt Nam các bạn có thể thực hiện việc này bằng cách cắm sâu 1 thanh sắt xuống đất tối thiểu 10 cm, sau đó bạn dùng dây điện nối vào vỏ các thiết bị điện, rồi nối vào thanh sắt này. Như vậy, bạn sẽ không bị giật khi chạm vào vỏ các thiết bị điện. Tại sao phải nối đất Ý nghĩa của việc nối đất đó là đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng điện. Muốn đảm bảo an toàn thì vỏ kim loại của các đồ điện gia dụng phải được nối với dây tiếp đất. Đặc biệt là khi sử dụng máy giặt, tủ lạnh, bếp điện từ, máy rửa bát… nhất thiết phải có dây tiếp đất. Nước dẫn điện rất tốt, nếu cơ thể người tiếp xúc với nước mang dòng điện sẽ gây ra những tai nạn về điện. Nếu động cơ điện và mạch điện trong máy giặt bị ẩm ướt hoặc vì một lí do nào đó mà lớp cách điện của nó giảm đi sẽ gây ra hiện tượng hở điện, làm cho lớp vỏ kim loại bên ngoài máy giặt mang điện, đồng thời các bộ phận quay, vắt làm bằng kim loại bên trong máy giặt mang điện. Lúc đó nước trong máy giặt cũng mang điện. Khi người giặt tiếp xúc với nước trong máy giặt hoặc vô tình chạm vào lớp vỏ kim loại sẽ bị điện giật rất nguy hiểm. Tương tự với tủ lạnh, máy rửa bát, bếp từ…