Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, hoa và lá bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, vitamin A, C… nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Cây bồ công anh là gì?
Trong suy nghĩ của nhiều người, bồ công anh chỉ là một loại cỏ dại mà không hề biết tới những lợi ích sức khỏe quan trọng của nó. Lá và hoa bồ công anh có tác dụng làm lành các vết thương và nhiều đặc tính dinh dưỡng. Bồ công anh được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, (thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Lactuca India). Vì vậy ai cũng có thể thưởng thức vẻ đẹp và lợi ích sức khỏe của lá bồ công anh.
Đây là loài thân thảo thuộc họ cúc, vòng đời thấp, thường chỉ 1 hoặc 2 năm. Để tìm kiếm cây bồ công anh không hề khó. Chúng mọc hoang tại nhiều nơi ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Nếu muốn, cũng có thể trồng bằng hạt vào quãng thời gian tháng 3 – tháng 4 và tháng 9 – tháng 10, hoặc trồng bằng mẩu gốc, chỉ 4 tháng là có thể thu hái.
Bồ công anh trong dân gian có khá nhiều tên gọi: Diếp dại, diếp trời, rau mũi cày, bồ cóc, diếp hoang, mũi mác.
Lá và hoa bồ công anh có tác dụng làm lành các vết thương và nhiều đặc tính dinh dưỡng.
Bồ công anh thường được sử dụng làm món salad và có nhiều protein hơn rau bina. Lá bồ công anh rất giàu canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali và mangan và vitamin A, C, E, K, B1, B2, B6. Gốc của nó có chứa canxi, sắt, kali, lưu huỳnh, silic, magiê, chất diệp lục và phốt pho. Hãy xem các công dụng của bồ công anh được đánh giá trên thế giới:
1. Điều trị các bệnh về da
Bệnh ngoài da do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn có thể được điều trị bằng bồ công anh. Khi bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa. Nhựa bồ công anh có tính chất sát trùng, diệt côn trùng và tính diệt nấm; và nó cũng có tính kiềm cao. Tất cả những sản phẩm chiết xuất từ bồ công anh đều hữu hiệu đối với các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema và các chứng ngứa khác.
2. Tốt cho bệnh tiểu đường
Một lợi ích sức khỏe tuyệt vời của bồ công anh là nó kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Bồ công anh còn được coi là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể và cũng như loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều mắc.
3. Phòng chống ung thư
Trong y văn cổ truyền thế giới, bao gồm cả người Mỹ bản xứ, Ả Rập và Trung Quốc, từ lâu đã nói về những lợi ích sức khỏe của cây bồ công anh. Một trong những lợi ích quan trọng nhất đó là bồ công anh có tác dụng chống ung thư; đặc biệt là ung thư vú và tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng gốc và rễ của bồ công anh có ảnh hưởng lớn trên các tế bào ác tính và có khả năng kháng hóa trị liệu mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.
4. Tốt cho xương
Bồ công anh rất giàu canxi, nên rất cần cho sự tăng trưởng và sức mạnh của xương. Bồ công anh cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như vitamin C và luteolin có khả năng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do độc hại có thể gây suy yếu xương nói chung, giảm mật độ xương và lão hóa sớm.
5. Cải thiện chức năng gan
Bồ công anh cải thiện các chức năng của gan thong qua việc kích thích gan một cách tự nhiên và thúc đẩy tiêu hóa. Các hoạt chất trong bồ công anh loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp tái cân bằng điện giải và tái lập các hydrat. Bồ công anh rất khó ăn. Bạn có thể thêm một số loại rau lá xanh khác vào cùng với lá bồ công anh để chế biến món ăn (sinh tố hoặc salat…). Bằng cách này, bạn sẽ không nhận thấy hương vị của nó và thu được các lợi ích sức khỏe của bồ công anh.
6. Cải thiện hệ tiêu hóa
Bồ công anh kích thích sự thèm ăn, vì vậy nếu bạn đang giảm cân nên tránh nó. Nhưng nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, bồ công anh là một lựa chọn tốt! Các inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa và các chất chống oxy hóa của nó giúp cho hấp thu các độc tố từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có ích đồng thời ức chế và ngăn cản vi khuẩn đường ruột có hại.
7. Thúc đẩy sức khỏe đường tiết niệu
Do tính chất lợi tiểu, bồ công anh tốt cho hệ tiết niệu; giải độc và làm sạch thận; kích thích tăng trưởng các lợi khuẩn trong hệ tiết niệu; ức chế vi khuẩn có hại nhờ các đặc tính tẩy bỏ của bồ công anh.
8. Hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Bồ công anh không chỉ được biết đến với vẻ đẹp tượng trưng cho những khát vọng tự do, mà loài hoa này còn được tin dùng từ xa xưa trong hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Theo y học cổ truyền, bồ công anh có tính mát, vị đắng ngọt, không độc. Quy kinh: Tâm, can, thận. Công dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp, tiêu viêm; phát huy tác dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh dạ dày.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của bồ công anh chứa những chất có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày, kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ chữa trị bệnh dạ dày khá hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh dạ dày với bồ công anh:
Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, bài thuốc chữa bệnh dạ dày với bồ công anh như sau: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g. Thêm 300 ml nước, sắc đun sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào để uống ( chia 3 lần uống trong ngày). Uống liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục đến khi khỏi.
Còn theo Lương y Vũ Thắng, bồ công anh chủ yếu chữa viêm dạ dày thể thực nhiệt:
– Trị thức ăn chậm tiêu, đầy bụng, đau thượng vị: Bồ công anh 40g, trần bì 24g, sa nhân 12g. Các vị sao vàng, nghiền mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.
– Trị đau dạ dày thể hỏa uất: Đau cấp bách, nóng ruột, hay cáu giận, ợ chua cồn cào, miệng khô ráo và đắng lưỡi, lưỡi rêu vàng, mạch huyền sác.
Phép trị: sơ can tiết nhiệt (làm dịu nóng ở gan).
Phương thuốc: Bồ công anh 12g, thanh bì 12g, rau má 10g, lá khôi 16g, chỉ xác 12g, khổ sâm 12g, củ gấu sao 12g, ngải cứu 8g. Sắc nước uống ngày 1 thang chia 3 lần. Thời gian điều trị trong 10 ngày.
– Trị đau dạ dày thuộc nhiệt ợ chua, táo bón, rêu lưỡi hơi vàng
Phương thuốc: Bột lá khôi 500g, bồ công anh 250g, chút chít 100g, nhân trần 100g, lá khổ sâm 50g. Các vị sấy khô, nghiền mịn. Ngày uống 24-32g cho vào nước sôi hãm, gạn lấy nước, bỏ cặn, chia 2 lần.
Lưu ý khi sử dụng bồ công anh trị đau dạ dày
Bất cứ phương thuốc, vị thuốc hay thậm chí là món ăn nào, muốn phát huy được hết công năng và tránh các tác dụng không mong muốn thì người sử dụng luôn cần nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ lưỡng, nên khám bác sĩ, hỏi ý kiến tư vấn trong những trường hợp có vấn đề đặc biệt về sức khỏe. Chẳng hạn, với những người tỳ vị hư hàn (đau thượng vị, đại tiện phân nát, sợ lạnh) thì kỵ dùng bồ công anh.
Vị thuốc bồ công anh khi kết hợp với các vị thuốc khác trị bệnh dạ dày rất tốt. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của các phương thuốc, người bệnh lưu ý: Uống thuốc theo đúng liều lượng chỉ định và uống thuốc sau ăn 1 tiếng đồng hồ, không nên uống khi đói, dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Đối với người bị đau dạ dày, cần hạn chế ăn những đồ cay, nóng, các chất khó tiêu cũng như các chất kích thích.
Bồ công anh làm trà uống
Bồ công anh giống như một loại cỏ dại được sử dụng làm trà uống. Trong y học từ lâu đời cũng có nhắc đến vị thuốc này. Tuy nhiên bạn cần hết sức am hiểu mới có thể sử dụng được bồ công anh. Khi uống trà bồ công anh, bạn có thể đang sử dụng sản phẩm từ lá hay rễ cây của loại hoa này. Tuy nhiên uống trà bồ công anh từ rễ hay lá chỉ an toàn nếu không chứa hóa chất. Dưới đây là những lợi ích, phản ứng phụ và lưu ý khi uống trà bồ công anh.
7 Lợi ích khi uống trà bồ công anh
Bồ công anh được biết là một vị thuốc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy 7 công dụng của trà bồ công anh dành cho bạn là gì?
1. Uống trà bồ công anh lợi tiểu
Đầy hơi khó tiêu luôn mang lại cho cơ thể cảm giác khó chịu. Khi uống trà bồ công anh, thứ nước uống này sẽ hoạt động giống như thuốc lợi tiểu. Nhờ đó mà bạn liên tục bài tiết nước tiểu ra làm giảm chứng khó tiêu. Hiệu quả sẽ thấy được sau khi bạn uống 2 tách trà bồ công anh là từ lá cây.
2. Trà bồ công anh thúc đẩy sức khỏe cho gan
Từ rất lâu người ta đã dùng rễ cây bồ công anh để làm thuốc bổ gan. Trong y học dân gian, các danh y cũng không ngừng tìm tòi và ghi chép lại về phương thuốc này. Theo nghiên cứu sơ bộ, có khả năng công dụng này xuất hiện là cho khả năng tăng dòng chảy của mật.
Không chỉ dừng lại ở công dụng thải độc cho gan, các nhà nghiên cứu cho rằng bồ công anh còn hữu dụng hơn thế. Khi sử dụng rễ cây bồ công anh bạn có thể điều trị một số vấn đề về da, mắt khiến bệnh gan được cải thiện. Trong một nghiên cứu đã phát hiện polysaccharides trong bồ công anh có công dụng cải thiện chức năng gan.
3. Trà bồ công anh giúp tỉnh táo thay thế cafe để bạn uống
Bạn sẽ tìm thấy một sản phẩm được điều chế từ rễ cây bồ công anh trong các cửa hiệu thuốc. Chúng được coi như thực phẩm chăm sóc sức khỏe tự nhiên. Tuy nhiên lưu ý là thành phần phải không chứa hóa chất và thuốc trừ sâu trong quá trình chế biến.
Rễ cây bồ công anh non sau khi rang lên sẽ có màu nâu đen sau đó được ngâm trong nước nóng và lọc cặn. Nếu bạn yêu thích cà phê đây là một sự thay thế tuyệt vời. Do cà phê không được khuyến khích nếu cơ thể bạn xuất hiện phản ứng tiêu cực. Nhưng bồ công anh thì hầu như không. Vì vậy bạn có thể thay thế cafe bằng trà bồ công anh.
4. Uống trà bồ công anh có thể tăng hiệu quả giảm cân
Một nghiên cứu phân tích gần đây cho hay trà bồ công anh mang lại tác dụng giảm cân khá hiệu quả. Với nguyên lý hoạt động gây ức chế lipase tuyến tụy, một loại enzym được giải phóng trong quá trình tiêu hóa. Chất này sẽ giúp phân hủy chất béo và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể xuống mức thấp.
Các thử nghiệm trên chuột đã mang lại hiệu quả như mong muốn. Do vậy trà bồ công anh được phát triển đề tài nghiên cứu về giảm cân và chống béo phì. Các nhà khoa học cũng không ngừng phân tích và đánh giá để sớm có câu trả lời cho công dụng này.
5. Trà bồ công anh giúp hạn chế nguy cơ các bệnh về tiêu hóa
Trà bồ công anh được chiết xuất từ rễ cây có nhiều tác động tích cực cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên đây chỉ là những phỏng đoán ban đầu. Đã có trường hợp nhận được công dụng tốt khi sử dụng. Bên cạnh đó khoa học hiện đại vẫn chưa khẳng định hay tìm ra nguyên lý đó hoạt động ra sao.
Trong lịch sử hay ghi chép của các thầy thuốc xưa cũng có lưu lại một chút công dụng của trà rễ cây bồ công anh. Dựa trên sách y mà bồ công anh được cho là có thể giúp ăn ngon và giảm các triệu chứng bệnh tiêu hóa như táo bón.
6. Trong tương lai trà bồ công anh được tin rằng chống lại ung thư hiệu quả
Gần đây, dưới những công dụng tuyệt vời, bồ công anh đã được coi như một dược liệu cho sức khỏe. Cũng có không ít nghiên cứu được phát triển với mục đích tìm hiểu về công dụng điều trị ung thư của bồ công anh. Theo một số phân tích cho hay, chiết xuất rễ cây bồ công anh khiến tế bào trong khối u ác tính bị tiêu diệt.
Điều này còn đáng ngạc nhiên hơn khi các tế bào khỏe mạnh khác không chịu ảnh hưởng. Đồng thời trong điều trị tuyến tụy các công dụng mang lại cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên bồ công anh có thực sự kỳ diệu? có thể điều trị ung thư hay không? chúng ta vẫn nên chờ câu trả lời cuối cùng từ các nhà nghiên cứu.
7. Ngoài lợi tiểu uống trà bồ công anh cũng ngăn nhiễm trùng đường tiết niệu
Chiết xuất trà bồ công anh có thể kết hợp cùng một số dược liệu khác để ngăn ngừa vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả nhờ hợp chất chống vi khuẩn uva ursi và gia tăng công dụng lợi tiểu của cây bồ công anh.
Xem thêm: Trà bồ công anh Phú Hưng AP
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng trà bồ công anh
Bồ công anh là một dược liệu được cho là lành tính. Do vậy phần lớn người dùng sẽ không gặp phải vấn đề về thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong số ít còn lại rất có thể sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ. Có thể khi chạm vào lá bồ công anh bạn sẽ lập tức cảm thấy ngứa.
Hoặc do bạn đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, lithium hay cipro. Những thuốc này sẽ có nguy cơ gây nên tương tác với trà bồ công anh. Để đảm bảo an toàn và công dụng, bạn cần liên hệ cho bác sĩ tư vấn. Đừng tự ý sử dụng kết hợp các loại thuốc với nhau nếu bạn không nắm rõ tác dụng và phản ứng tương tác của chúng.
Cách sử dụng cây bồ công anh
Ngày nay cây bồ công anh có thể dễ dàng tìm kiếm hay trồng trong vườn. Đó là lý do bạn có thể uống trà bồ công anh bất kỳ khi nào. Đồng thời các chế biến và xử lý thành phần của cây cũng không phức tạp. Tuy nhiên một nhược điểm mà chúng ta dễ bỏ qua chính là hóa chất cho cây trồng.
Theo nghiên cứu, bồ công anh nên được thu hoạch từ khi còn non. Sau khi thu hoạch bạn cần làm sạch và xử lý những chất bẩn trước khi tinh chế. Hãy đổ nước nóng lên thân cây hay phần rễ bạn dùng để điều chế. Sau đó tiến hành xay và bảo quản thành phẩm. Bồ công anh sau khi chế biến sẽ có thể dùng để ngâm trà uống. Mỗi lần bạn chỉ cần ngâm khoảng 1-2 thìa cà phê bột rễ hay lá trong nước nóng 10 phút.
Như vậy, tuy trà bồ công anh được biết đến với 7 công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn cũng cần chú ý khi sử dụng thức uống này. Một số công dụng hiện vẫn đang là giả thuyết chưa được thuyết phục bởi bằng chứng khoa học. Hơn thế nữa trà bồ công anh có thể xuất hiện tương tác nếu bạn dùng chung với một số loại thuốc. Vì vậy hãy luôn cho bác sĩ biết những sản phẩm mình đang dùng để họ nắm bắt và tư vấn cho bạn cách sử dụng hiệu quả nhất cho sức khỏe.
Một số lưu ý gì khi sử dụng bồ công anh
Khi sử dụng bồ công anh trong điều trị bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Dược liệu bồ công anh ở dạng khô cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh độ ẩm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp;
- Trong thời gian sử dụng dược liệu trong điều trị bệnh, bạn cần theo dõi các phản ứng của cơ thể như viêm da tiếp xúc, mẫn cảm… Trường hợp các triệu chứng này xuất hiện, bạn cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác;
- Không sử dụng bồ công anh điều trị bệnh ở các đối tượng như sau: Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của dược liệu, người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, tắng nghẽn ống mật hoặc tắc ruột.
Lời kết
Như vậy bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bồ công anh có thể gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
Theo Anna Lifestyle/Amerikanka
https://suckhoedoisong.vn/7-loi-ich-suc-khoe-dang-kinh-ngac-cua-cay-bo-cong-anh-169104596.htm
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/7-cong-dung-cua-bo-cong-anh-doi-voi-co/